Trước đó, từ trung tuần tháng 8, nhận định việc trang bị kiến thức để đảm bảo an toàn thông tin là không thể thiếu cho các hoạt động trực tuyến, NCSC đã cho ra mắt Cẩm nang Bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19 để hướng dẫn một số kỹ năng, thao tác cơ bản giúp người dùng Internet bảo đảm an toàn thông tin khi kết nối trực tuyến.
Bên cạnh 4 chuyên đề chính gồm làm việc từ xa an toàn, học trực tuyến an toàn, liên lạc kết nối an toàn, giải trí an toàn, Cẩm nang Bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19 cũng giới thiệu một số công cụ hữu ích, miễn phí của Trung tâm NCSC như: kiểm tra mạng máy tính ma, kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân, kiểm tra website lừa đảo, kiểm tra tập tin độc hại, công cụ giải mã và nhận diện ransomware – mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền, công cụ kiểm tra mức độ tín nhiệm của tổ chức, website, thiết bị tại tinnhiemmang.vn.
Mặc dù mới được ra mắt gần 1 tháng, song Cẩm nang Bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19 đã được nhiều người phản hồi tích cực về tính ứng dụng, có thể sử dụng hướng dẫn chi tiết trong Cẩm nang vào hoạt động hàng ngày trên môi trường mạng.
![]() |
Hướng dẫn thiết lập an toàn trên các ứng dụng học/họp trực tuyến là một nội dung của Cẩm nang Bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19. |
Đáng chú ý, tại Cẩm nang Bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19, đội ngũ chuyên gia của NCSC đã đưa ra một số hướng dẫn thiết lập an toàn trên các ứng dụng học/họp trực tuyến đang được sử dụng phổ biến như Zoom, Microsoft Teams.
Vân Anh
Cuộc vận động "Sóng và máy tính cho em" được các nhà mạng hưởng ứng tích cực với hy vọng tiếp thêm sức mạnh trên hành trình xóa đi khoảng cách về tiếp cận giáo dục.
" alt=""/>Sắp có Cẩm nang về dạy và học trực tuyến an toàn
Hiện nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, nhiều cá nhân và doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, các đối tượng lừa đảo lợi dụng điều này mời chào khách hàng cho vay online lãi suất thấp nên nhiều người đã sập bẫy. Bọn chúng liên tục thay đổi thủ đoạn và hình thức lừa đảo với cách thức ngày càng tinh vi.
Gần đây, một số khách hàng phản ánh với VietNamNet hiện tượng nhiều kẻ xưng danh là bên ứng dụng cho vay tiền online gọi điện đến đề nghị cho vay tiền ưu đãi và yêu cầu khách hàng cài app của họ. Sau đó, các đối tượng chuyển một số tiền nhỏ vào app và yêu cầu khách hàng phải thanh toán số tiền lớn hơn nếu không bọn chúng sẽ gửi tin nhắn nội dung xấu đến số điện thoại của bạn bè có trong danh bạ.
Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề này, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn cho hay, đã có nhiều khách hàng phản ánh bị lừa vay tiền online với thủ đoạn này. Bọn chúng dụ khách hàng cài app vay tiền online để đươc vay ưu đãi với điều kiện dễ dàng. Người vay phải khai thông tin theo yêu cầu trên app. Ngay sau khi khách hàng sử dụng smartphone click vào link hoặc cài đặt app thì có thể phần mềm gán mã độc sẽ truy cập và tự khai thác dữ liệu trong điện thoại mà khách hàng không thể kiểm soát.
"Một tuần trước hai vợ chồng anh Nguyễn Đức Sơn trú tại Hưng Yên bị App FR lừa đảo vay tiền. Các đối tượng dụ cài app có chứa mã độc sau đó chúng chuyển vào tài khoản 3 triệu đồng, nhưng sau đó đòi khách hàng phải trả 4 triệu đồng. Nếu không trả, các đối tượng sẽ nhắn tin đến số điện thoại trong danh bạ khách hàng. Chúng tôi đã hỗ trợ những khách hàng này về mặt pháp lý để họ làm việc với cơ quan chức năng", ông Lê Minh Hải nói.
Phân tích thêm về thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo vay tiền online, ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin Credit cho hay, điểm mấu chốt là dụ khách hàng cài app của bọn chúng để làm thủ tục cho vay tiền online. Các app đã được cài mã độc để đánh cắp dữ liệu trong smartphone của khách hàng như danh bạ điện thoại và có thể là những nội dung nhạy cảm khác… Từ đó, các đối tượng ép khách hàng phải trả số tiền lớn hơn nhiều so với khoản vay mà bọn chúng chuyển vào tài khoản cho khách hàng. Nếu không làm theo yêu cầu, các đối tượng sẽ nhắn tin với nội dung xấu cho những người thân, bạn bè của nạn nhân.
"Việc cài mã độc để đánh cắp dữ liệu trong smartphone, ép khách hàng trả số tiền theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo là vấn đề rất nghiêm trọng. Vì vậy, khách hàng phải nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi của tội phạm mạng. Bên cạnh đó, cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông cảnh báo sớm cho người dùng để phòng tránh được các thủ đoạn lừa đảo đó ", ông Trần Việt Vĩnh nói.
Thái Khang
Gần đây, đang có hiện tượng các đối tượng lừa đảo lợi dụng tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid để mời vay tiền oline sau đó yêu cầu nộp phí bảo hiểm tiền vay và chiếm đoạt số tiền này.
" alt=""/>Lừa đảo cho vay online cài mã độc để moi tiền khách hàngXem video:
Toàn cảnh vụ tai nạn do camera hành trình ghi lại. Video: Reddit.
Theo đó, người đàn ông này lái một chiếc Hyundai lưu thông ở làn đường ngoài cùng phía bên trái (làn thứ nhất). Khi vừa vượt qua một chiếc xe đầu kéo, anh chuẩn bị chuyển sang làn bên phải (làn thứ hai) thì bất ngờ xuất hiện một chiếc Audi Q5 từ làn phải "hung hăng" vượt lên.
Tuy nhiên, thay vì giảm tốc độ và nhường đường cho xe Audi Q5, tài xế này vẫn tăng tốc đi thẳng và dường như cố tình không muốn để chiếc Audi kia vượt mình. Trong khi đó, tài xế xe Audi vẫn tiếp tục nhấn ga hòng vượt xe Hyundai và chuyển hẳn vào làn phía trái (làn đường của xe Hyundai). Hậu quả là, hai chiếc xe va chạm mạnh ở tốc độ cao, cùng bị văng ra vệ đường. Riêng chiếc xe Hyundai gắn camera hành trình bị lộn nhiều vòng, gây thiệt hại không nhỏ.
Tài xế lái chiếc xe này đăng tải video lên mạng Reddit nhằm mục đích lên án tài xế Audi Q5 đã vượt ẩu, cố tình chèn ép mình. Người lái chiếc Audi Q5 tại thời điểm đó là một người phụ nữ.
Tuy nhiên rất nhanh, cộng đồng theo dõi tin tức xe cộ đã chỉ ra điểm sai của chính tài xế này là đã cố tình tăng tốc, ép chiếc Audi Q5 không được vượt nên đã dẫn tới tai nạn. Đa số các ý kiến bình luận cho rằng, xe Audi Q5 có lỗi khi thiếu quan sát, chuyển làn trong điều kiện chưa đủ an toàn và chưa đúng quy định. Tuy nhiên, tài xế xe Hyundai cũng không phải "dạng vừa", anh ta có đủ thời gian để giảm tốc độ và tránh được tai nạn nhưng anh đã đã không làm thế và đó là một quyết định sai lầm và liều lĩnh.
Cuối cùng, chủ đoạn video đã phải tự mình gỡ bài viết sau khi hứng chịu nhiều bình luận trái chiều.
Từ tình huống này, lời khuyên khi tham gia giao thông là các tài xế cần phải ứng xử văn minh, giảm bớt cái tôi, nhường đường khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh.
Hùng Dũng(theo Carscoops)